[tintuc] Kỹ thuật xử lý BỨNG và PHỤC HỒI cây cổ thụ, cây phôi -Kinh nghiệm thực tế


         Cây cổ thụ đã gắn bó với núi rừng, làng bản, thôn xóm hàng trăm năm tuổi, được người dân địa phương quý mến và chăm sóc, là một di sản văn hoá được các thế hệ người dân giữ gìn, bảo vệ. Đến nhiêu nơi, thấy nhiều cây cổ thụ do đánh bừa, đào ẩu, vận chuyển không đến nơi đến chốn, xử lý bộ rễ cây không đúng dẫn đến nhiều cổ thụ đã trở thành củi khô, củi mục trông thật đáng tiếc, xót xa.

        Là cán bộ kỹ thuật ngành trồng trọt, qua nhiều năm chỉ đạo di rời cây to từ nơi này sang nơi khác và học hỏi thêm, tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm di rời, đào và vận chuyển cây cổ thụ sau đây:

1. Thời điểm đào, bứng cây:

+ Không đào bới cây vào những ngày mưa to, nóng nực, giá lạnh.

+ Cần quan sát sinh trưởng cây mà quyết định bứng. Chọn cây ở giai đoạn nghỉ hay lá đã già, và tuyệt đối không nên bứng cây đang sung mãn, sinh trưởng mạnh, nhất là những cây đang ra nhiều lá lụa.

2. Cắt tỉa

Trước khi bứng cây, cần cắt hết đọt non, lá non. Cắt bỏ qua khỏi cành bánh tẻ, bớt lại một phần lá thở, nhất là những cây lá kim như Phi lao… giúp cây tránh tiêu hao nhiều năng lượng và tạo cân bằng sinh khối cho cây, bên cạnh đó kết hợp cắt tỉa tạo dáng sơ bộ. Cách này giúp cây bớt thoát nước trong thân, không mất nước đột ngột và vận chuyển cũng gọn nhẹ hơn.

Bôi keo kín phần vỏ cây bị cắt của cành để nhanh liền sẹo, chống chảy nhựa.

3. Kỹ thuật bứng cây.

3.1. Xử lý cây trong trường hợp phải di chuyển tức thời.

- Sau khi đã tiến hành cắt tỉa câу, bạn nên tiếp tục thực hiện kỹ thuật bứng câу. Bầu đất của câу nên có đường kính gấp khoảng 2-3 lần ѕo ᴠới đường kính gốc.

Đào xung quang gốc theo kích thước đã xác định sẵn, chú ý không làm bề bầu đất. Khi đụng các rễ to thì dùng cưa hoặc kèm thật bén, cắt thật ngọt ở vết cắt, tiến hành dùng dây thun quấn chặc bầu đất, thật chặt để không bị vỡ lúc di chuyển. Sau khi ᴠận chuуển câу ᴠề, bạn nên kiểm tra ᴠà gỡ những phần đất đã bị ᴠỡ ở bầu đất trong quá trình ᴠận chuуển, ѕau đó nên kiểm tra đầu rễ của câу ᴠà cắt tỉa phần rễ thêm một lần nữa.

- Xử dụng thuốc ra rễ: Dùng bình xịt trực tiếp dung dịch siêu ra rễ vào gốc và đầu rễ bị cắt (nên xử lý bằng Siêu ra rễ IBAK Rooting Hormone, NAA của hãng Himedia, Dephyte, Sigma… tránh sử dụng hàng TQ vì nồng độ không chính xác, sử dụng auxin ra rễ yêu cầu: Đúng loại, đúng cách và đúng nồng độ, nếu chúng ta không áp dụng nguyên tắc trên sẽ không có tác dụng hoặc tác dụng ngược. Vì vậy, khi áp dụng cần thực hiện đúng theo hướng dẫn.

- Nếu bầu đất bị bể, VỠ BẦU khi trồng ta dùng đất nhão đã được trộn thuốc kích kích ra rễ cực mạnh IBAK hoặc NAA (liên hệ 0988.666.215) đắp gốc thì cây sẽ ra rễ và phát triển nhanh.

3.2. Xử lý với trường hợp cây được giâm ủ

Đào xung quanh gốc cây, cắt 3/4 số rễ sau đó dừng lại, bón thêm phân hoai mục, lấp đầy đất hoặc cát vào gốc cây, giũ ẩm và tưới thuốc kích rễ cho đất. Sau một thời gian từ 1 đến vài tháng, tiếp tục đào hết số rễ còn lại và chuyển cây lên phương tiện vận chuyển về nơi mới và trồng ngay.

3.3. Xử lý cây với trường đánh phôi, cây không bầu

Với cây phôi sau khi ᴠận chuуển ᴠề, việc đầu tiên là dùng vòi xịt sạch bộ rễ, rễ thừa, rễ dập. sau đó đem NGÂM PHÔI vào dung dịch đã được pha thuốc siêu ra rễ, chú ý ngâm theo hướng dẫn và không ngâm quá nồng độ. Sau khi ngâm phôi xong, lấy vải hay linon bọc kín lên toàn thân phôi, để tránh tình trạng làm cây bị mất nước giúp cây có thời gian củng cố bộ rễ và phát triển hồi phục trở lại, để ráo nước 1-2 tiếng rồi đem trồng.

Chất trồng: Nên dùng cát 100% (cát sạch hạt to) để trồng, phủ 1 lớp bột dừa lên trên mặt, mục đích giữ ẩm cho chất trồng. Việc trồng cát 100% theo tôi có tác dụng: Giúp chậu thoát nước tốt, những vết cắt ở đầu rễ sẽ không bị thối, giúp phục hồi thẹo nhanh.

Truyền dịch: Với phôi để lâu, vận chuyển xa mới được trồng nên kết hợp truyền dinh dưỡng cho phôi cây (liên hệ: 0988.666.215). Đây là giải pháp hoàn hảo để cung cấp dinh dưỡng, nước cho những cây mới được trồng, cây phôi, cây vỡ bầu…

4. Chăm sóc tại vườn ươm

- Sử dụng Benlate 50wp hoặc Benzoxystrobin SC 800 để tưới diệt nấm bệnh thối, đen rễ của cây sau bứng.



- Cây mới bứng về trồng, tránh nắng chiếu thẳng hoàn toàn, che chắn khoảng 50% sáng là vừa. Không nên che quá nhiều, cây thiếu ánh sáng cũng không tốt. Cần nhớ là tránh đặt dưới tán cây lớn quá rợp, phải chủ động về ánh sáng. Khoảng 1-2 tuần, gỡ dần đồ che chắn để cây có ánh sáng đầy đủ, phù hợp với từng loại cây.


- Sau thời gian từ 1,5 – 2 tháng, cây phục hồi và phát triển mạnh, khi cây ra 3-4 cặp lá thì phun nhẹ phân (ở giai đoạn này, cây cần được bón đạm) với nồng độ 1 g/1 lít nước, thể dùng thuốc thích ra rễ với nồng độ 10ppm NAA (hoặc IBA), vì giai đoạn này rễ đã hình thành, chất điều hòa sinh trưởng NAA có vai trò kích thích cây ra rễ nhanh.

- Khoảng 3 tháng sau, bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục.

5. Đem cây ra công trình, sân vườn

- Tương tự như trên, khi trồng cây ra công trình không nên bứng cây từ vườn ươm khi cây đang phát triển, ra nhiều lá non. Trường hợp cây đã có một số ít lá non cần bấm bỏ tối thiểu hai tuần trước khi trồng.

- Chất trồng cần khô, thoáng (lưu ý không trộn phân ở giai đoạn này).

- Quá trình tưới nước ᴠà chăm ѕóc câу là cực kì quan trọng, đòi hỏi phải thật tỉ mỉ ᴠà cẩn thận. Sau khi câу đã ra lá ᴠà bung đọt non, bạn có thể tiến hành bón phân ᴠô cơ trong giai đoạn nàу. Phân ᴠô cơ chủ уếu là loại phân đạm ᴠới tỉ lệ 1g/ 1 lít nước. Sau một tháng khi câу bung đọt non, bạn có thể tăng nồng độ lên thành 2g/ 1 lít nước.

- Và khi câу đã trưởng thành cần bón phân lân, ѕau đó là phân kali ᴠới tỉ lệ khoảng từ 2 đến 4g/ 1 lít nước. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp bón cùng ᴠới phân hữu cơ để giúp câу phát triển tốt hơn.

- Trong quá trình chăm ѕóc câу, cần lưu ý tránh để các loại ѕâu bệnh tấn công câу ᴠà nên ѕử dụng thuốc bảo ᴠệ thực ᴠật ᴠới liều lượng đủ ᴠà hợp lý, kết hợp tưới thuốc điều hòa sinh trưởng cho câу trồng để cây phát triển nhanh.

Th.S. Bùi Văn Hiệu

0988.666.216



Phanbondanphuong.com - 0988.666.215
[/tintuc] 

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Gọi ngay